“Thực tế cho thấy thời gian gần đây, rất nhiều các “ông lớn” trong ngành ngân hàng đang sử dụng mạng xã hội nói riêng và các nền tảng trên Internet
nói chung để đẩy mạnh các chiến dịch quảng bá cho ngân hàng số của mình.”
Đại dịch COVID-19 xảy ra trong hai năm trở lại đây đã góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng, hình thức thanh toán phi tiền mặt được đẩy mạnh,
các dịch vụ thanh toán không tiếp xúc ngày càng được ưa chuộng. Thêm vào đó, sự phát triển của công nghệ tài chính (fintech) đã trở thành đòn bẩy cho
ngành ngân hàng mạnh mẽ hơn trong chuyển đổi số, thúc đẩy hệ thống ngân hàng toàn cầu phải thay đổi mô hình kinh doanh sang mô hình ngân hàng số,
và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Thực tế cho thấy thời gian gần đây, rất nhiều các “ông lớn” trong ngành ngân hàng đang sử dụng mạng
xã hội nói riêng và các nền tảng trên Internet nói chung làm công cụ đẩy mạnh các chiến dịch quảng bá cho ngân hàng số của mình.
Với Báo cáo toàn cảnh thị trường ngân hàng số Việt Nam, Internet Listening sẽ cung cấp trong khuôn khổ bài viết này những thông tin và insight mới nhất,
bao gồm:
A . Tổng quan tình hình thảo luận trên internet về 35 ngân hàng số
B . Hai dịch vụ trên ngân hàng số đang được quan tâm nhất
Tổng quan tình hình thảo luận trên Internet về 35 ngân hàng số
THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG SỐ ĐƯỢC NHẮC TỚI NHIỀU NHẤT
Với hơn 130,000 thảo luận được ghi nhận trong tháng 11/2022, thương hiệu của ngân hàng số trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt trên các nền tảng Internet.
Theo báo cáo của Internet Listening, ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) hiện đang là thương hiệu giữ ngôi vị “quán quân” với 24,612 lượng thảo luận,
theo sau đó lần lượt là 2 “ông lớn” khác của ngành ngân hàng đó là ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Các thương hiệu dường như đang tỏ ra ‘bắt trend” hơn khi nắm bắt xu hướng game hóa trên mạng xã hội và đồng loạt tổ chức các minigame cùng chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Kết quả là chỉ trong tháng 11 đã có tới 4 ngày ghi nhận hơn 3,000 thảo luận về ngân hàng số. Được biết, chuỗi minigame ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ - TRÚNG QUÀ CỰC DỮ trên fanpage của MBBank đã mang về 71% thảo luận (tương đương 4,344 lượt).
Ngoài ra, chương trình “Khai lễ đại cát’ đến từ vị trí Techcombank cũng ôm trọn 19,8% tổng thảo luận.
CÁC KÊNH ĐANG DIỄN RA THẢO LUẬN
Tại Việt Nam, Facebook là một trong những mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất với 70,4 triệu người dùng (theo thống kê của We are social đến tháng 2/2022).
Vì vậy, các thương hiệu cũng tận dụng tối đa nguồn lực của nền tảng này để quảng bá thương hiệu, khiến Facebook trở thành kênh có thảo luận sôi nổi nhất về
ngân hàng số trong tháng 11 vừa qua với 91,6%. Đáng nói, MBBank và Techcombank tiếp tục dẫn đầu bảng khi có Fanpage thu hút nhiều lượng thảo luận nhất.
Các trang tin tức khác (News) và các diễn đàn chuyên biệt (Forum) cũng là những kênh nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dùng Internet khi đề cập tới ngân hàng số.
Điều này cho thấy mật độ sử dụng nền tảng Internet đa kênh đang ngày càng tăng cao.
TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
Ngành ngân hàng thường được coi là ngành có các thương hiệu khá “nghiêm túc”, tuy nhiên theo thống kê thì thời gian gần đây,
hot fanpage mang tính giải trí, hài hước và theo “trend” là các kênh tiếp cận khách hàng tiềm năng được các thương hiệu “chọn mặt
gửi vàng” để sử dụng nhiều trong hoạt động truyền thông.
Mặt khác, một số ngân hàng lớn cũng sử dụng KOLs là celebrity có mức độ phổ biến và độ nhận diện cao để gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng.
Tổng quan chủ đề thảo luận về dịch vụ của ngân hàng số
DỊCH VỤ ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT
Theo ghi nhận của Internet Listening, dịch vụ của ngân hàng số là chủ đề được quan tâm nhiều nhất, chiếm 51,7% tổng lượng thảo luận.
Trong đó,tài khoản và gửi tiết kiệm là 2 dịch vụ dẫn đầu lượng thảo luận.
Ngoài ra, nằm trong top 3 chủ đề được quan tâm nhiều nhất lần lượt là minigame và trải nghiệm người dùng khi mang về lần lượt là 30% với 4,4% lượng thảo luận.
DỊCH VỤ TÀI KHOẢN TRÊN NGÂN HÀNG SỐ
Trong tháng 11/2022 có 5 ngày ghi nhận hơn 500 thảo luận/ngày về dịch vụ tài khoản trên ngân hàng số,
chủ yếu đến từ các bài viết giới thiệu tải app của người dùng và bài PR của ngân hàng.
Đáng nói, nội dung mở tài khoản qua app đã nhận được sự quan tâm “siêu khủng”, chiếm tới 92,4% lượng thảo luận liên quan tới ngân hàng số.
DỊCH VỤ GỬI TIẾT KIỆM TRÊN NGÂN HÀNG SỐ
Với dịch vụ gửi tiết kiệm trên ngân hàng số, Facebook vẫn là kênh mạng xã hội thu hút nhiều lượt tương tác và thảo luận nhất khi nhận về con số hơn 88%.
Cũng theo báo cáo của Internet Listening, chỉ trong tháng 11 đã có 3 ngày ghi nhận hơn 600 thảo luận/ngày về dịch vụ gửi tiết kiệm trên ngân hàng số, chủ yếu đến từ các hoạt động marketing của ngân hàng.
Một trong những sự vụ gây nhiều chú ý nhất phải kể tới việc nhân viên Techcombank đánh tráo hợp đồng của khách hàng khi tư vấn gửi tiết kiệm qua app.
Nội dung trên đã đóng góp lượng thảo luận lớn trong giai đoạn này khi mang về con số 48,7% tồng lượt thảo luận.
Tạm kết
Báo cáo toàn cảnh thị trường Ngân hàng số Việt Nam đã cung cấp một góc nhìn bao quát về hoạt động sôi nổi của các ngân hàng số trên các kênh Internet trong tháng 11 vừa qua.
Có thể thấy, minigame là hoạt động gây được nhiều chú ý và nhận được nhiều tương tác của người dùng Internet nhất đối với thương hiệu.
Từ đó, các thương hiệu có thể cân nhắc tổ chức minigame đơn giản và có tính tương tác cao với thể lệ chia sẻ bài viết để gia tăng độ phủ cùng với độ nhận diện thương hiệu của khách hàng.
Ngoài ra, tài khoản và gửi tiết kiệm cũng là 2 chủ đề nhận được nhiều quan tâm.
Đáng chú ý phải kể tới khủng hoảng truyền thông của Techcombank khi có nhân viên đánh tráo hợp đồng của khách hàng trong quá trình tư vấn gửi tiết kiệm qua app.
Điều này đã gây tổn thất không nhỏ tới hình ảnh của thương hiệu bởi lượng thảo luận về vấn đề là tương đối nhiều.
Như vậy, các thương hiệu cần tập trung cải tiến chất lượng dịch vụ ngân hàng số, chú trọng đào tạo nghiệp vụ của nhân viên để nâng cao trải nghiệm của người dùng.